Thay đổi hình ảnh nhận diện thương hiệu khi nào là tốt?

Ví dụ điển hình như hình ảnh thương hiệu mới đã khiến Pepsi hao tổn 5 tháng trời nghiên cứu, phân tích thị hiếu người tiêu dùng và tất nhiên là một số tiền chi phí không hề nhỏ: 100 triệu USD (bao gồm cả công tác marketing, quảng bá logo mới ra ngoài thị trường).

khi nao can thay doi hinh anh nhan dien thuong hieu 2

Do đó, trước khi thay đổi thì việc đưa ra quyết định đòi hỏi bạn phải hoàn toàn sáng suốt chứ không phải nhẹ nhàng theo kiểu “Tôi chán kiểu tóc này và tôi phải đi cắt kiểu khác”.

khi nao can thay doi hinh anh nhan dien thuong hieu 3

Mỗi năm đều xuất hiện thông tin công ty này đổi logo, doanh nghiệp kia thay hệ thống nhận diện thương hiệu.

khi nao can thay doi hinh anh nhan dien thuong hieu 4

Nhưng rõ ràng không phải thương hiệu nào cũng thành công với hình ảnh mới của mình, có thể là do người tiêu dùng cảm thấy không quen với cái mới, hoặc cái mới ấy dù đẹp hơn nhiều so với hình ảnh cũ những lại không phù hợp với hoạt động của công ty.

Giống như biểu tượng quen thuộc đã được gắn trên hàng triệu sản phẩm của hãng thời trang đến từ nước Mỹ GAP đã được thay mới với phong cách đơn giản hơn rất nhiều đã không gây thiện cảm được với những khách hàng trung thành cũng thương hiệu này.

khi nao can thay doi hinh anh nhan dien thuong hieu 5

Và chẳng bao lâu GAP lại phải nhanh chóng quay về với hình tượng bao năm nay của mình.

khi nao can thay doi hinh anh nhan dien thuong hieu 6

Những đợt thay đổi không thành công như trường hợp của GAP đã làm dấy lên nhiều luồng tranh luận: nên hay không nên thay đổi hình ảnh nhận diện?!

Tuy nhiên, rõ ràng chúng ta vẫn chứng kiến nhiều cuộc “lột xác” thành công rực rỡ của hàng loạt tên tuổi như Apple, FedEx,… Logo của hãng chuyển phát nhanh FedEx không những vậy còn nhận được hàng loạt giải thưởng cho thiết kế logo đẹp.

khi nao can thay doi hinh anh nhan dien thuong hieu 7

Vậy, việc nên hay không không phải là câu hỏi đáng quan tâm ở đây. Điều đáng xem xét lúc này chính là “Khi nào thì việc thay đổi hình ảnh thương hiệu là cần thiết?”

Nếu đang “nặng não” về vấn đề này, hãy xem logo/hệ thống nhận diện thương hiệu của mình có “liên quan” đến những yêu cầu dưới đây hay không nhé.

  1. Nó đã quá cũ

Nếu nhìn vào hình ảnh logo đầu tiên của hãng Apple, bạn sẽ phải thốt lên rằng “Thật là cỗ lỗ sĩ”, logo mới trông sang trọng biết bao nhiêu đúng không!

khi nao can thay doi hinh anh nhan dien thuong hieu 8

Bạn cần phải để ý đến sự thay đổi của thời đại.

Một xã hội hiện đại hơn, sự vượt bậc của công nghệ thì kiểu logo “Newton ngồi chờ táo rụng” không còn phù hợp nữa. Và một xã hội hiện đại rất “chiều chuộng” hình ảnh “trái táo cắn dở” đầy sang trọng và có tính hấp dẫn cao.

khi nao can thay doi hinh anh nhan dien thuong hieu 9

  1. Nó trông quá phức tạp

Tiếp tục với hình ảnh “Newton” của Apple. Rõ ràng với định hướng trở thành thương hiệu số 1 về công nghệ máy tính, điện thoại thì một hình ảnh đầy chất thơ, cần phải vẽ cầu kì nhưng lại quá khó nhớ, khó để lại ấn tượng ấy thì đúng là nên … cất vào tủ.

Hình ảnh trái táo tuy đơn giản nhưng lại được thiết kế rất tinh tế, đã thể hiện toàn bộ hình ảnh về một Apple đẳng cấp vào tinh tế.

khi nao can thay doi hinh anh nhan dien thuong hieu 10

  1. Hình thức hoạt động của công ty đã thay đổi

Trong lĩnh vực thương hiệu, không thể không nhắc đến IBM, tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia của Mỹ, một trong những trường hợp thay tên đổi họ khá nhiều.

khi nao can thay doi hinh anh nhan dien thuong hieu 11

Tên gọi của IBM ban đầu là Computing – Tabulating – Recording Company (Công ty Máy tính, Máy chữ và Ghi âm; C-T-R), về sau công ty thay đổi phương hướng hoạt động nên CTR được đổi thành International Business Machines (Công ty Máy móc Kinh doanh Quốc tế – IBM). Logo của IBM cũng từ đó mà thay đổi dần.

Nếu logo không còn phù hợp với định hướng kinh doanh của công ty, đó cũng là lúc bạn nên tạo sự đổi mới. Sự thay đổi này cũng nhằm gửi thông điệp đến cho khách hàng biết được bạn đang tập trung vào điều gì. Và tất nhiên, với sự giải thích rõ ràng có kèm “hình ảnh minh họa” như vậy, không khách hàng thân thiết nào lại nỡ lòng ghét bỏ “đứa con mới” của bạn.

khi nao can thay doi hinh anh nhan dien thuong hieu 12

Việc thay đổi một logo, một hệ thống nhận diện thương hiệu cần phải suy xét, tính toán cực kì tỉ mỉ. Ngoài những yếu tố trên, bạn cũng có thể áp dụng thêm phương pháp “nhờ quyền trợ giúp” từ phía nhóm khách hàng của mình. Tiếp thu ý kiến từ bộ phận người tiêu dùng rất có lợi trong những dịp “trọng đại” như thế.

khi nao can thay doi hinh anh nhan dien thuong hieu 13

Bài viết này không nhằm khuyến khích việc thay đổi, mà chỉ đơn giản giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về việc thay đổi. Hãy hết sức cẩn thận, nếu không thì “tiền mất tật mang”. Vì hình ảnh thương hiệu, dù cũ hay mới, luôn cần sự yêu thích và chấp nhận từ phía công chúng. Chiếm được tình cảm của công chúng, đó mới chính là điều quan trọng thực sự mà một thương hiệu cần để tồn tại.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN