LOGO – gương mặt thương hiệu

Người ta làm ra logo như là làm ra một bản tóm tắt bằng hình ảnh về tính chất mà nó biểu trưng cho, nhìn vào một logo thiết kế thành công, người ta có thể biết được nó biểu trưng cho cái gì, nó diễn đạt ý nghĩa và phương châm hành động của công ty hay tổ chức, hoặc nó làm cho người xem cóđược cảm xúc đặc biệt về cái mà người chủ logo đang làm, ví dụ như là thiết kế, từ thiện hay kinh doanh vật liệu xây dựng v.v…

Vì sao phải cần logo?
Logo làm cho thương hiệu trở nên độc đáo và duy nhất, kết hợp với slogan, logo làm cho thương hiệu trở nên dễ hiểu dễđạt đến (tính truyền cảm cao hơn).

logo-guong-mat-thuong-hieu-2

Hơn thế nữa, nếu các công ty, tổ chức chỉ dùng chữ và sốđể miêu tả cho mình, thì rất dễ nhàm chán, vì con người có xu hướng ngó vềđồ họa trước, rồi về nội dung mới là liền sau đó. Đó là lí do tại sao hai cuốn sách nội dung y chang nhau nhưng người ta khoái cái có bìa đẹp về thiết kế tốt hơn là một cuốn sách tuyền một màu được lựa chọn không kĩ lưỡng.

logo-guong-mat-thuong-hieu-3

Hay người ta thích đọc một bài có tranh minh họa hơn là một bài độc chữ, và thêm một chi tiết nữa, đó là một logo nói riêng và hình ảnh nói chung đáng giá cả ngàn từ.

logo-guong-mat-thuong-hieu-4

Đó là lí do tại sao thiết kế logo bé tí xíu nhưng để diễn giải ý nghĩa của nó ra có khi tốn đến vài trang A4 full chữ.

Những yếu tố làm nên một logo?
Shape – hình dáng
Tất nhiên khi nói về hình ảnh, thì phải nói đến hình dáng, logo mang một dáng dấp rõ ràng và vững chắc, người ta sẽ chúý nhiều đến “đường đi nước bước” của một logo vì nó có thể diễn đạt một khối lượng lớn thông tin, cũng như người thiết kế có thể “‘nhúng” vào đó bao nhiêu làý nghĩa thú vị mà người xem có thể “wow, tuyệt vời” khi nhìn vào cái logo ấy, khi đó người thiết kếđã thành công.
Hình dáng thì không có gì nhiều, thẳng và cong, vuông và tròn, đặc và lốm đốm … nhưng kết hợp nhiều đặc tính đó lại với nhau sẽ làm nên thiên hình vạn trạng biến thế, và nếu may mắn, bạn có thể tìm ra một logo độc đáo có một không hai, nhưng phải làm đã, mới biết.

logo-guong-mat-thuong-hieu-5

Một lí do nữa khi chúý phát triển logo trên phương diện SHAPE nữa là vì, đôi khi trong các tài liệu của công ty tổ chức, chúng ta in trắng đen, nên nếu chúng ta chỉ tập trung về màu sắc, thì khi in ra trắng đen, logo của chúng ta sẽ trở thành một đống thất bại.

Color – Màu sắc
Thiết kế thì phải có màu sắc, bên cạnh trắng vàđen, màu đem lại một thế mạnh, đó là biểu lộ cảm xúc: đỏ nồng nhiệt, xanh trầm ngâm và hi vọng, hồn nhẹ nhàng và lãng mạn… nếu là shape đẹp, nhưng màu xỉn và tối, thì người xem sẽ thấy logo “kì kì” và thiếu sức sống, mà cái gì đang hoạt động mà thiếu sức sống thì thua thiệt là cái chắc.

logo-guong-mat-thuong-hieu-6

Có nhiều kiểu dùng màu, có thể là màu đơn (monotone),

logo-guong-mat-thuong-hieu-7

hai màu (bi-tone)

logo-guong-mat-thuong-hieu-8

và nhiều hơn (multi)

logo-guong-mat-thuong-hieu-9

Lựa chọn một màu phù hợp tốn rất nhiều thời gian, nên tốt nhất là thửđi thử lại nhiều lần, hiểu ý nghĩa của màu sắc, sự chỏi nhau của các màu và khi đặt nó lên một tấm poster hay một tờ báo thì nó sẽ như thế nào?

Layout – Bố cục
Bố cục có thể hiểu là vị trí của nó, tôi lấy ví dụ một logo cóđủ hai phần shape và color: một hình vuông màu đỏ và một hình tròn màu vàng đứng cạnh nhau, layout của chúng có thể là: hình vuông nằm trên, hình tròn nằm dưới, hay hai hình nằm cạnh nhau, thậm chí lồng vào nhau, việc sắp xếp chúng thế nào là tùy vào nội dung mà người thiết kế muốn diễn đạt, cái này cũng phải nghiên cứu cho kĩ, đôi khi đẹp thìđẹp thật, nhưng mà nội dung trớt quớt thì cũng .. huề tiền.

Cần gìđể thiết kế logo?

Biết một phần mềm đồ họa vector:
VNam hay dùng Corel và Ai, nhưng ngày nay thì Ai có vẻ thịnh hơn (Adobe mạnh quá, đặc biệt là các phần mềm của Adobe nắm tay kéo nhau lên: PS, Ai, Fw …).

logo-guong-mat-thuong-hieu-10

Nếu chỉ làm prototype thì có thể dùng AutoCad cũng được: chính xác, nhanh, và copy paste qua Ai nhanh và dễ dàng. Inkscape cũng là một lựa chọn không hề tồi.
Vì sao lại dùng đồ họa vector? Dễ hiểu, vì scale lớn ra bao nhiêu cũng được không sợ bỉ bể hạt, và dung lượng file không quá lớn như PS.

Hiểu về màu sắc:

Đọc thêm về kỹ thuật pha màu để hiểu thêm màu sắc, cũng nhưý nghĩa của màu, lý thuyết màu và nghệ thuật dùng scheme màu trong thiết kế logo (scheme: một bộ các màu chủđạo của một tác phẩm thiết kế)

logo-guong-mat-thuong-hieu-11

Bút chì và giấy:
Lên một prototype bằng bút chì là một phương pháp tối ưu, gì thì gì, bất kể bạn dùng phần mềm “xịn” đến đâu, nhưng nếu kĩ năng vẽ tay không có, thì không tài nào logo có hồn được.

logo-guong-mat-thuong-hieu-12

Hiểu về typography:
Dùng font chữ gì cũng rất quan trọng: có chân hay không chân, gothic? script? helvetica?
logo-guong-mat-thuong-hieu-13

Nguồn cảm hứng:
Thiên tài là một người ăn trộm mà người ta không biết, nhiều lúc chúng ta phải ăn trộm ý tưởng từ những thiết kế của người khác, từ thiên nhiên hay từ chính tác phẩm cũ của chúng ta để làm tác phẩm mới, vì vậy cảm hứng là rất quan trọng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN